Vượt qua giới hạn hoạt động cơ học của phanh tang trống, phanh đĩa, ngành công nghiệp ôtô đang tối ưu hóa các phương cách hỗ trợ phanh hiệu quả.
Ta hãy điểm qua những công nghệ liên quan đến phanh ôtô đã được phát triển và ứng dụng từ cuối thập niên 90 đến nay:

Hệ thống BA (Brake Assist) có thiết bị điện tử nhận biết tốc độ đạp phanh cũng như thời điểm tài xế rời chân ga đột ngột.
Brake Assist (BA hoặc BAS): hệ thống hỗ trợ phanh, và BA phát huy tác dụng khi trong trường hợp phanh gấp mà tài xe không đạp đủ lực cần thiết đến chân phanh. Hệ thống BA có thiết bị điện tử nhận biết tốc độ đạp phanh cũng như thời điểm tài xế rời chân ga đột ngột. Cả 2 thao tác, đạp phanh cũng như rời chân ga chỉ diễn ra nửa giây, và nhờ có BA, tài xe sẽ không cần đạp lún phanh như trước (theo nghiên cứu của Mercedes, 90% người lái đều đạp phanh không đủ lực cấn thiết trong trường hợp khẩn cấp, và BA(S) đã giúp giảm con số này xuống đáng kể). Trong trường hợp đạp phanh thiếu lực, bộ cảm biến sẽ tăng áp suất phanh (chân không, thủy lực).
BA (BAS) được phát triển bởi hãng Daimler-Benz và TRW/Lucas-Verity từ năm 1992, đến năm 1996, dòng S-Calss và SLK-Class là những chiếc xe đầu tiên được trang bị hệ thống này.
Sau Merecedes, hãng BMW và "cao thủ" công nghệ an toàn xe hơi – Volvo cũng gấp rút bám đuổi. Đáng chú ý là hệ thống phanh tự động theo cảnh báo va chạm (Collision Warning with Auto Brake - CWAB) được Volvo phát triển trên mẫu S80 năm 1998. CWAB nhờ được trang bị thêm radar nhận diện vật cản trong vòng 150 m và sẽ cảnh báo cho tài xế, trong trường hợp tín hiệu này bị bỏ qua (không tắt báo động, không giảm tốc...), hệ thống phanh tự động sẽ được kích hoạt tùy theo khoảng cách còn lại trước vật cản. Mercedes cũng không chịu thua kém khi nâng cấp BAS lên BAS Plus, cơ chế hoạt động cũng không khác CWAB của Volvo là mấy. Cũng từ nền tảng này, Volvo và Merc vẫn bám đuổi nhau cho đến nay.
 |
Hệ thống phanh CWAB (Collision Warning with Auto Brake) được Volvo phát triển trên mẫu S80 năm 1998.
|
CWAB năm 2006 được lắp thêm camera tầm quan sát 50 m phối hợp với radar, rồi lại được nâng cấp lên thành hệ thống City safe. Mercedes nâng cấp BAS Plus lên thành Distronic Plus, rồi Pree-Safe trong năm 2007.
 |
Đến năm 2006, CWAB được gắn thêm camera có tầm quan sát 50 m phối hợp với radar.
|
Còn BMW, trong năm 1998, hãng cũng ra mắt công nghệ Kiểm soát phanh chủ động (Dynamic Brake Control - DBC) giống như BA của Merc nhưng hệ thống này lại thể hiện ưu thế trong việc kết hợp với hệ thống kiểm soát độ cân bằng xe bằng thủy lực (Dynamic Stability Control - DSC), chống bó cứng phanh (ABS – công nghệ ABS được phát triển từ 1929 trong công nghiệp hàng không nên không liệt kê trong bài này). Cho đến nay, công nghệ được BMW sử dụng dưới cái tên "Hệ thống quản lý phanh điện tử" (Electronic Brake Management - EBM). Ưu điểm của hệ thống phanh BMW được thể hiện rõ trong các tình huống phanh gấp, đặc biệt ở những đoạn cua, đường trơn trượt...
 |
Hệ thống phanh Cornering Brake Cotrol của BMW giúp tăng khả năng ổn định khi phanh gấp.
|
Sau những hãng lớn tại châu Âu, hầu hết các hãng xe khác trên thế giới đều ứng dụng công nghệ phanh hiện đại cho các dòng xe của mình và mỗi hãng đều có một cái tên khác nhau.
Tại châu Á, Honda cũng tạo bản sắc công nghệ phanh vào năm 2003 với hệ thống hạn chế va chạm (Collision Mitigation Brake System - CMS). Cũng hoạt động nhờ rada, nhưng hệ thống hạn chế va chạm CMS còn kết hợp với đai an toàn E-Pretensioner, chủ động bảo vệ người ngồi trong các tình huống va chạm cụ thể.
Cuộc chạy đua công nghệ phanh cho đến nay không chỉ đơn thuần ở những “tiểu tiết” kỹ thuật như làm thế nào giảm nhiệt tối đa cho má phanh, đĩa phanh, chất liệu gì tốt nhất cho phanh... Công nghệ phanh giờ đây đã tích hợp với những bước tiên khoa học mới như khả năng nhận biển báo tốc độ của hệ điều hành, khả năng sử dụng GPS để phân tích nguy cơ phanh gấp hay thậm chí là các xe có thể báo cho nhau nguy cơ tiềm tàng tai nạn. Nhưng trên hết, vẫn là chủ thể sở hữu công nghệ - con người và thái độ trách nhiệm của chúng ta khi ngồi sau tay lái.
|